Có quá nhiều người hiện nay vẫn đang nhầm lẫn giữa hai loại hình ngân hàng và bảo hiểm nhân thọ. Bảo hiểm, ngân hàng và các tổ chức mua bán nợ là những “tổ chức” tài chính quan trọng sống còn của một Quốc gia.
Ngân hàng và các tổ chức mua bán nợ hiểu đơn giản là kinh doanh tiền, huy động dòng từ từ xã hội hoặc thu mua những doanh nghiệp không còn khả năng hoặc hoạt động thiếu hiệu quả, từ đó cho các tổ chức cá nhân vay với mức lãi suất cao hơn, cũng như các hoạt động đầu tư sinh lời như Mua bán trên thị trường Chứng khoán, bất động sản…
Bảo hiểm là loại hình kinh doanh rủi ro, dựa trên cơ chế chia sẻ rủi ro cộng đồng cho số ít người kém may mắn. Công ty BH cũng dùng những dòng tiền đó kinh doanh dòng tiền, nhưng nhiệm vụ của BHNT là đóng góp vào sự ổn định kinh tế, giúp những gia đình – doanh nghiệp vượt qua những biến cố bất ngờ không lường trước được, thực hiện những mục tiêu tài chính một cách chắc chắn.
Sai lầm so sánh lãi mua bảo hiểm và gửi ngân hàng
Mua bảo hiểm nhân thọ là để bảo vệ cuộc sống trước những rủi ro chứ không phải là một hình thức đầu tư tài chính sinh lợi cao.
Có rất nhiều người khá hời hợt khi tham gia bảo hiểm nhân thọ. Họ không hiểu hết vai trò ý nghĩa của bảo hiểm nhân thọ, cũng như không hiểu chính bản thân mình khi tham gia ký kết hợp đồng với công ty bảo hiểm (nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân). Từ đó dẫn đến hủy hợp đồng trước thời gian đáo hạn, và cho rằng mình bị đại lý và công ty bảo hiểm lừa.
Nếu tham gia bảo hiểm để bảo vệ cuộc sống những thành viên trong gia đình trước những rủi ro thì đó là quyết định đúng, nhưng nếu “gửi” tiền bảo hiểm để sinh lãi và kỳ vọng lãi cao thì hãy tìm các hình thức đầu tư khác.
Nhiều người thường nhầm tưởng rằng khi tham gia bảo hiểm khách hàng sẽ vừa nhận được các quyền lợi bảo vệ, vừa nhận lãi tích lũy đầu tư mà không mất đi bất kỳ chi phí gì hoặc mất rất ít. Sự thực là doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh rủi ro, do đó, trong một hợp đồng bảo hiểm, sẽ có rất nhiều khoản chi phí mất đi trước khi tích lũy vào tài khoản khách hàng: Chi phí ban đầu, chi phí chấm dứt hợp đồng, chi phí rút tiền từ giá trị tài khoản, phí quản lý hợp đồng, phí quản lý quỹ, và nhất là chi phí bảo hiểm.
Điểm giống nhau giữa Ngân hàng và Bảo hiểm nhân thọ
Điểm giống nhau 2 hình thức Ngân hàng và bảo hiểm nhân thọ đều là tổ chức tài chính, đều nhận tiền gửi từ khách hàng hay doanh nghiệp và đều kinh doanh dòng tiền đó từ khách hàng và chia lãi dựa theo kết quả kinh doanh và những cam kết trong hợp đồng…

Điểm khách nhau giữa Ngân hàng và Bảo hiểm nhân thọ
Khác về quyền lợi
Ngân hàng có rất nhiều chức năng khác nhau như huy động vốn, cho vay, sản phẩm thẻ…Tuy nhiên, để đơn giản hóa vấn đề, trong nội dung bài viết này chúng ta chỉ xét đến chức năng huy động vốn của NH.
NH là kênh đầu tư sinh lời an toàn và tạo ra thu nhập thụ động cho người gửi tiền. Bạn gửi tiền ở NH thì mục tiêu là mỗi tháng sẽ nhận được 1 khoản tiền lời. Bạn sử dụng tiền lời này để mua sắm, chi tiêu…
Bảo hiểm nhân thọ, dù cũng là huy động vốn, nhưng mục đích hàng đầu là để bảo vệ tài chính, còn lãi suất sinh lời của BHNT chỉ là phụ. BHNT vẫn có lãi suất, nhưng tiền lãi và gốc chỉ có thể lấy được vào lúc đáo hạn hợp đồng, gọi là lấy Giá trị hoàn lại.
BHNT không phải là kênh đầu tư. Người ta đầu tư vào vàng, bất động sản, chứng khoán, ngoại hối…nhưng chưa bao giờ có thuật ngữ nào gọi là đầu tư vào bảo hiểm.
BHNT & NH không phải là 2 tổ chức đối nghịch với nhau. Không phải là có bao nhiêu tiền tiết kiệm thì dồn hết để mua bảo hiểm, cũng không nên đem hết tiền gửi vào NH. Kế hoạch tài chính trọn vẹn nhất là nên chia tiền ra theo tỷ lệ hợp lý, 1 phần tham gia BHNT, 1 phần khác gửi NH.
Bảng sau đây so sánh quyền lợi của việc gửi tiết kiệm và tham gia hợp đồng BHNT: giả sử với 1,5 triệu/tháng thì đem gửi NH và đem đóng phí BHNT sẽ khác nhau về lợi ích như thế nào.

Khác về hình thức gửi tiền
Khi chọn gửi tiền ở NH, bạn có quyền quyết định thời hạn tiền gửi, ví dụ như chọn gửi với lãi suất có kỳ hạn thì tiền lãi sẽ nhiều hơn so với gửi tiền lãi suất không kỳ hạn (muốn rút lúc nào thì rút). Vậy gửi tiết kiệm NH cho phép bạn linh động thời hạn tiền gửi.
Nhưng đối với BHNT, thời hạn hợp đồng ngắn nhất là 10 năm. Nghĩa là một khi bạn đã ký hợp đồng thì bắt buộc phải tham gia cho đến lúc đáo hạn thì mới được rút Giá trị hoàn lại.
Chính vì vậy nên người ta thường chia tỷ lệ tiền tham gia BHNT là từ 20% đến 30% so với tổng số tiền nhàn rỗi mỗi tháng, mục tiêu là để phí đóng trở nên nhẹ nhàng hơn.
Ví dụ: thu nhập của bạn là 15 triệu/tháng, sau khi trừ đi mọi chi phí sinh hoạt, ăn uống,…bạn còn dư 10 triệu/tháng; vậy nghĩa là bạn có thể tham gia BHNT với hợp đồng có mức phí vào khoảng từ 2 đến 4 triệu mỗi tháng, tiền dư ra bạn có thể đem gửi NH. Như vậy, bạn không phải cảm thấy nặng nề mỗi khi đến hạn đóng phí.
Bên cạnh đó, dù thời hạn hợp đồng BHNT là dài, nhưng công ty vẫn có các chính sách hỗ trợ khi tài chính của bạn bị giảm sút. Ví dụ như cho phép tăng/giảm phí đóng, cho phép đóng trễ, cho bảo lưu…

Kết luận
Cần hiểu rằng BHNT và NH là khác nhau hoàn toàn, mỗi dịch vụ có ý nghĩa và vai trò khác nhau. Nếu như NH là kênh đầu tư an toàn thì BHNT là kênh bảo hiểm tài chính. Giống như trong 1 đội bóng đá, có hàng tấn công như tiền đạo, tiền vệ… thì phải có hàng phòng thủ như hậu vệ, thủ môn…Tương tự, BHNT giúp bạn bảo vệ đồng tiền mồ hôi nước mắt khi rủi ro không may xảy ra.
Xem thêm: Video so sánh Ngân hàng và Bảo hiểm nhân thọ
Bạn gặp khó khăn trong việc lựa chọn bảo hiểm nhân thọ?
Hãy nhập đầy đủ thông tin vào mẫu bên dưới và nhấn nút Gửi Yêu Cầu Tư Vấn. Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn gói Bảo Hiểm Nhân Thọ tốt nhất.
Bình Luận Facebook